Căn cứ Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận thông báo đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đăng ký đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện trong năm 2017
1. Đối với lĩnh vực Nông nghiệp:
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật để chọn tạo và phát triển giống có chất lượng và năng xuất cao cho nhóm cây chủ lực trồng rừng sản xuất phù hợp với điều kiện lập địa của tỉnh; tạo liên kết vùng trong trồng rừng hướng đến nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất từ sản phẩm gỗ nguyên liệu, công nghiệp chế biến đến khâu tiêu thụ ...
- Khảo nghiệm các giống, bộ gen cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi biến đổi khí hậu.
- Ứng dụng bộ khoa học kỹ thuật để xác lập giống cây trồng chủ lực và giống vật nuôi chủ yếu phù hợp với điều kiện của tỉnh theo hướng năng suất, chất lượng cao và hiệu quả.
- Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ thanh long, mủ cây trôm, tảo; chế biến sâu sản phẩm mủ cao su … Ứng dụng các biện pháp sản xuất an toàn, công nghệ sạch trong bảo quản, chế biến nông sản, hải sản.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý, bảo vệ, cải tạo môi trường đất, nước.
- Nghiên cứu phát huy giá trị đa dạng sinh học đảo Phú Quý, giá trị khu bảo tồn biển Hòn Cau, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình, liên kết chặt chẽ giữa khai thác, bảo vệ nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả.
- Ứng dụng các giải pháp tưới khoa học để điều tiết hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm sử dụng tiết kiệm nước.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm lợi thế của tỉnh như: thanh long, cao su, chế biến thủy sản…
2. Lĩnh vực Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ:
- Nghiên cứu các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
- Nghiên cứu về công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và hỗ trợ các hoạt động kinh tế – xã hội.
- Nghiên cứu các công nghệ chế biến sâu titan.
- Các giải pháp khoa học công nghệ mới, tiên tiến kết hợp với phương tiện, thiết bị hiện đại trong khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình. Ứng dụng các công nghệ vật liệu mới trong xây dựng.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ để xử lý các chất thải gây ô nhiễm; tái chế, chế biến phụ phẩm chất thải công – nông nghiệp thành các sản phẩm có ích; ứng dụng khoa học công nghệ để lưu giữ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên.
- Triển khai ứng dụng hợp lý công nghệ, kỹ thuật mới cho các công trình để phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Tập trung vào các giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển, phòng chống bão, lũ lụt, hạn hán và bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học để phát triển giao thông vận tải hợp lý nhằm tạo liên kết vùng miền, đô thị, thích ứng với biến đổi khí hậu...
- Các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu công nghệ ứng dụng năng lượng bức xạ và kỹ thuật hạt nhân.
3. Lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn và du lịch:
- Nghiên cứu đặc điểm hình thành, các giải pháp gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc ở Bình Thuận.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới quản lý nhà nước. Nghiên cứu đổi mới, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính.
- Nghiên cứu quy hoạch đô thị đảm bảo mỹ quan, phục vụ du lịch, đồng thời thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch phát huy thế mạnh và đặc trưng tỉnh Bình Thuận.
4. Lĩnh vực Khoa học y dược:
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán và phòng bệnh.
5. Đối với an ninh, quốc phòng:
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu biển và hải đảo, vùng nước sâu, xa bờ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
* Lưu ý: Ngoài các vấn đề được nêu trên, các tổ chức, cá nhân có thể đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu khác mà tổ chức, cá nhân thấy xuất phát từ thực tiễn rất cần thiết và cấp bách cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Các Thầy/ cô vui lòng gửi đề xuất đến Phòng ĐTSĐH&KHCN trước ngày 24/06/2016, để Phòng tổng hợp và thực hiện các công việc tiếp theo.